Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Trọng lực vệ tinh khu vực Biển Đông

Title: Trọng lực vệ tinh khu vực Biển Đông
Authors: Nguyễn, Như Trung
Keywords: Xác định địa hình đáy biển;Xác định độ sâu mặt Moho;Dị thường trọng lực của các yếu tố cấu trúc kiến tạo Biển Đông;Phân vùng các yếu tố cấu trúc khu vực Biển Đông
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Abstract: Trọng lực vệ tinh biển là phương pháp đo dị thường trọng lực biển thông qua việc đo chiều cao mặt nước biển trung bình bằng thiết bị rađa đo độ cao. Thiết bị gắn trong vệ tinh bay trên quĩ đạo cách Trái Đất khoảng 800 km. Rađa đo độ cao hoạt động trên nguyên tắc của trường điện từ, gồm 3 bộ phận chính: 1) bộ phát xung điện từ với tần số mang 13.5 GHz; 2) bộ thu sóng phản xạ từ mặt nước biển; 3) bộ đếm thời gian truyền sóng tới và sóng phản xạ từ mặt biển. Độ lệch bình phương trung bình giữa số liệu trọng lực vệ tinh và số liệu đo trọng lực thành tàu từ (2-4) mGal. Hiện nay trọng lực vệ tính đã đo phủ toàn bộ các vùng biển trên thế giới từ 80.3780 Bắc đến 80.3780 Nam với lưới số liệu đều 1’ x 1’. Nếu dùng toàn bộ số tầu biển hiện có của thế giới để đo thì phải mất khoảng 120 năm mới đo xong được bộ số liệu này. Hình 1 là bản đồ trường dị thường trọng lực vệ tinh khoảng không tự do khu vực Biển Đông. Đây là nguồn số liệu phiên bản mới do Viện Hải dương học Script, Hoa Kỳ công bố (Sandwell và Smith, 2009). Dị thường trọng lực vệ tinh này là kết quả của việc xử lý các số liệu đo độ cao của vệ tinh ERS-1 và GEOSET/GM. Trong quá trình hiệu chỉnh số liệu các tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực toàn cầu EGM208 với độ chính xác cao nhất làm trường trọng lực tham chiếu. Dị thường trọng lực khoảng không tự do trên khu vực Biển Đông có giá trị thay đổi từ -200 đến 200 mGal. Vùng có giá trị dị thường thấp nhất thuộc đới hút chìm Manila. Hầu hết các đơn vị cấu trúc, kiến tạo chính như trục tách giãn, đới hút chìm, các bồn, các đảo ngầm đều được thể hiện khá rõ và đầy đủ trên dị thường trọng lực vệ tinh. Kết quả phân tích số liệu trọng lực này cho phép chúng ta xác định được độ sâu đáy biển, bề dày trầm tích, độ sâu mặt Moho, hệ thống đứt gãy, phân vùng cấu trúc kiến tạo v.v…
Description: 6 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18639
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét