Khảo sát vị thế và tình hình dạy và học tiếng Anh ở một số nước trong
khu vực Đông Nam Á và ở một số trường Đại học Việt Nam; Nghiên cứu thực
trạng dạy và học tiếng Anh không chuyên ở Đại học quốc gia Hà Nội,
nghiên cứu những đặc điểm người học tiếng Anh không chuyên ở Đại học
quốc gia Hà Nội, phân tích và nêu bật những nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học quốc gia Hà Nội; Đề xuất
các nhóm nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Anh không chuyên ở Đại
học quốc gia Hà Nội nhìn từ quan điểm ''giải ngôn phổ liên tục'' và dưới
ánh sáng của các phương thức đào tạo theo tín chỉ. Thiết kế 2 chương
trình và biên soạn 2 giáo trình tiếng Anh, một ở trình độ tiền trung cấp
(pre-intermediate) và một ở trình độ trên trung cấp
(upper-intermediate) theo định hướng tiếng Anh cho các mục đích học
thuật đại cương, tiến hành dạy thử theo những phương pháp và thủ thuật
giảng dạy được đề xuất, lấy ý kiến phản hồi của người học để khẳng định
cho sự đúng đắn của những đề xuất trên.
01 báo cáo dày 387 trang chính văn, khổ A4. 11baif báo khoa học trong đó
8 bài đã đăng trong Tạp chí khoa học-ĐHQGHN, 01 bài đăng trong Tạp chí
khoa học ngoại ngữ-Trường ĐH Hà Nội, 01 bài báo cáo tại phiên toàn thể
Hội nghị về Dạy tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác (TESOL
Conference) do Đại sứ quán Ustralia tổ chức tại trường ĐH Hà Nội ngày 12
thangs năm 2007, và 01 bài đang chờ đăng trong Tạp chí khoa học-ĐHQGHN.
01 đề tài nhánh do nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Vân chủ trì, 01 luận
văn Thạc sĩ. 02 giáo trình tiếng Anh, một dành cho sinh viên đầu Giai
đoạn 2 của dải ngôn phổ liên tục (pre-intermediate level) và một dành
cho học viên cao học ở trường Đại học công nghệ.
Link bài viết: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22807
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét